Đường tiết niệu là hệ cơ quan chịu trách nhiệm lọc máu, hình thành và bài tiết nước tiểu cũng như các chất độc, các sản phẩm của chuyển hóa ra ngoài. Bệnh viêm đường niệu một khi xuất hiện có thể khiến cuộc sống đảo lộn bởi chứng tiểu buốt, tiểu rắt kèm theo tình trạng đau nhức kéo dài. Vậy đâu là địa chỉ điều trị viêm đường tiết niệu uy tín hiện nay?
Viêm đường tiết niệu là gì?
Hệ tiết niệu bao gồm các cơ quan: Hai quả thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thận có chức năng lọc máu và lọc các chất thải ra khỏi máu, các sản phẩm chuyển hóa đạm, chất điện giải để hình thành nước tiểu. Nước tiểu đi qua các ống lọc trong thận trở nên cô đặc dần, theo niệu quản đến dự trữ ở bàng quang. Khi bàng quang đầy, phản xạ các cơ thành bàng quang co thắt gây ra cảm giác buồn tiểu, báo hiệu chúng ta phải đi tiểu, giải phóng nước tiểu ra ngoài qua niệu đạo.
Trong điều kiện thông thường, nước tiểu là hoàn toàn vô trùng. Khi có sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu là bằng chứng của viêm đường tiết niệu, hay còn gọi là nhiễm khuẩn tiết niệu.
Nhiễm khuẩn tiết niệu có nhiều cách phân loại:
Phân loại theo vị trí: Nhiễm trùng niệu trên (bao gồm viêm bể thận- thận cấp, viêm thận – bể thận mạn tính, viêm thận ngược chiều, áp xe thận, thận hư mủ) và nhiễm trùng niệu dưới (bao gồm viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, viêm tiền liệt tuyến).
Phân loại theo diễn biến: Nhiễm trùng niệu không biến chứng và nhiễm trùng niệu biến chứng là nhiễm trùng niệu tái phát đi tái phát lại nhiều đợt, hay gặp ở người có những bất thường về hệ tiết niệu, đặt catheter, rối loạn thần kinh bài tiết, các bệnh nhân này thường nằm trong bệnh viện.
Phân loại theo độ tái phát: Nhiễm khuẩn niệu riêng lẻ, nhiễm khuẩn niệu tái đi tái lại, nhiễm khuẩn niệu tái phát, nhiễm khuẩn niệu tái diễn.
Viêm đường tiết niệu ở nữ do nguyên nhân nào?
Bệnh lý nhiễm trùng nói chung là nhóm các bệnh lý thường gặp ở con người, nguyên nhân bị viêm đường tiết niệu ở nữ nói riêng và nam nói chung do nhiễm phải vi sinh vật (chủ yếu là virus và vi khuẩn) gây bệnh. Nhiễm trùng hệ hô hấp là bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất, đứng thứ hai là viêm đường tiết niệu. Căn bệnh này có thể gặp ở cả nam và nữ giới song tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nhiều do đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục phức tạp.
Tỉ lệ mắc bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới thay đổi theo độ tuổi:
Độ tuổi dưới 18
Đây là độ tuổi mà nữ giới có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu thấp nhất, chỉ khoảng 11%. Nguyên nhân là do nữ giới ở độ tuổi này hầu hết chưa quan hệ tình dục, nguy cơ nhiễm khuẩn thấp hơn và chăm sóc bản thân cũng tốt hơn.
Độ tuổi từ 18 – 24
Tỷ lệ nữ giới độ tuổi từ 18 – 24 mắc viêm đường tiết niệu đạt khoảng 20%. Đây là lứa tuổi trưởng thành và sinh con, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
Độ tuổi trên 25
Phụ nữ trưởng thành rất hay bị viêm, nhiều trường hợp 50% thời gian quãng đời của họ sống chung với căn bệnh này.
Dù có nhiều tác nhân gây bệnh song vi khuẩn E.coli chiếm đến 80% các trường hợp, ngoài vi khuẩn này thì còn nhiều yếu tố kết hợp cùng gây bệnh. Với nữ giới dưới 18 tuổi hoặc chưa quan hệ tình dục bị viêm đường tiết niệu, nguyên nhân chủ yếu do vệ sinh vùng kín chưa đúng cách. Dưới đây là những thói quen và cách vệ sinh vùng kín sai lầm dẫn đến viêm đường tiết niệu:
• Thói quen dùng giấy vệ sinh lau chùi từ sau ra trước khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện khiến vi khuẩn ở hậu môn dễ dàng xâm nhập vào âm đạo và gây viêm đường tiết niệu.
• Thói quen uống ít nước, nhịn tiểu khiến đường tiết niệu không đường làm sạch, nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn.
• Vệ sinh không sạch sẽ trong chu kỳ kinh nguyệt, không thay băng vệ sinh thường xuyên.
• Thói quen thụt rửa âm đạo làm mất cân bằng môi trường tự nhiên trong âm đạo và nguy cơ mang theo vi trùng gây viêm đường tiết niệu.
• Môi trường nước nhiễm khuẩn, đồ dùng cá nhân không sạch sẽ.
• Sử dụng thuốc điều trị, đặc biệt là cách nhóm thuốc kháng sinh dễ gây tổn thương đường tiết niệu, vi khuẩn dễ tấn công gây bệnh hơn.
Các phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu
Sẽ khó để viêm đường tiết niệu tự khỏi, mà người bệnh cần được điều trị để tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
Thông thường, người bệnh có thể khỏi sau 2–3 ngày điều trị. Tuy nhiên, đối với những trường hợp phức tạp, chẳng hạn như người ghép tạng hoặc có tiền sử bệnh lý ảnh hưởng đến hệ tiết niệu…, việc chữa trị nhiễm trùng đường tiểu có khả năng kéo dài 7–14 ngày hoặc lâu hơn.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ đề xuất một hoặc nhiều phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu cho một người dựa trên tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh của người đó.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Hầu hết nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn gây ra nên thuốc kháng sinh là giải pháp thông dụng và hiệu quả nhất trong chữa trị. Với trường hợp nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu dưới, người bệnh có thể nhận thuốc kháng sinh dạng uống. Ngược lại, nếu thận và niệu đạo là khu vực chịu ảnh hưởng, bạn thường được chỉ định kháng sinh dạng tiêm tĩnh mạch.
Ngoài ra, để phòng ngừa nguy cơ kháng kháng sinh, người bệnh lưu ý tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, không được tự ý ngưng thuốc ngay cả khi cảm thấy khỏe hơn. Các dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu có thể biến mất trước khi vi khuẩn gây bệnh được tiêu diệt hoàn toàn.
Chữa viêm đường tiết niệu tại nhà có được không?
Một trong những cách điều trị chữa viêm đường tiết niệu đơn giản tại nhà an toàn và hiệu quả nhất chính là:
• Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là sau khi tiểu tiện, quan hệ tình dục, sau kì kinh của chị em.
• Uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ và đồ ăn mát như đậu nành, nước ép rau củ quả,..
• Rèn thói quen đi tiểu thường xuyên để đào thải vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể, không nên nhịn tiểu quá lâu
• Không lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa cao
• Mặc quần áo rộng, thoáng mát, không mặc quần bó sát gây bí bách, mồ hôi ra nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập và gây viêm nhiễm.
• Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, rượu bia, café
• Thường xuyên tập thể dục, tăng sức đề kháng và sức khỏe cho cơ thể, chống lại bệnh tật.
• Có kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng/lần
• Khi có các triệu chứng biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và chữa trị kịp thời.
Bệnh viêm đường tiết niệu có thể phòng ngừa và chữa trị nếu người bệnh phát hiện sớm dấu hiệu và chủ động đi khám để điều trị. Tuyệt đối không được tự sử dụng thuốc khi chưa có chỉ thị của bác sĩ vì nó có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu, gây hậu quả không đáng có. Hiện nay, Bệnh viện phá thai tại địa chỉ 153 – 155 Nguyễn Văn Cừ, P.2 Q.5, Tp.HCM luôn cung cấp các gói sàng lọc các bệnh lý về đường tiết niệu, đây là phương pháp hiệu quả giúp người bệnh có thể tầm soát bệnh lý, bảo vệ sức khỏe của chính mình.