Chào mừng bạn đến phòng khám phá thai an toàn

Nguyên Nhân Viêm Đường Tiết Niệu Là Gì

Ngày đăng: 26/05/2022 15:28 | 253 Lượt Xem
5/5 - (1 bình chọn)

 Bệnh viêm đường tiết niệu một khi xuất hiện có thể khiến cuộc sống đảo lộn bởi chứng tiểu buốt, tiểu rắt kèm theo tình trạng đau nhức kéo dài. Vậy đâu là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay tại đây.

Nguyên Nhân Viêm Đường Tiết Niệu Là Gì

Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệucó tên gọi khác là nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu. Là tình trạng viêm và nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó phổ biến hơn cả là nhiễm trùng ở đường tiết niệu dưới gồm bàng quang và niệu đạo, tương ứng gọi là viêm bàng quang, viêm niệu đạo.

Tỷ lệ viêm đường tiết niệu ở phụ nữ thường cao hơn nam giới giới do có nhiều yếu tố nguy cơ và đặc điểm cấu tạo giải phẫu.

Nguyên nhân bệnh Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo và phát triển lan tới bàng quang. Đường tiết niệu có cấu trúc giải phẫu để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, tuy nhiên, đôi khi hàng phòng thủ này thất bại, khi đó, vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển gây tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu có thể là:

 

Nhiễm trùng bàng quang (hay còn gọi viêm bàng quang): nguyên nhân thường gặp là do vi khuẩn  Escherichia coli (E. coli)

Quan hệ tình dục có thể dẫn đến viêm bàng quang, tuy nhiên  bạn không cần phải không quan hệ tình dục để phòng ngừa viêm đường tiết niệu. Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ bị viêm bàng quang vì giải phẫu đường hệ niệu của nữ giới từ niệu đạo đến hậu môn và lỗ niệu đạo đến bàng quang có chiều dài ngắn hơn với nam giới.

Nhiễm trùng niệu đạo (viêm niệu đạo): Loại này có thể xảy ra và cũng là nguyên nhân bị viêm đường tiết niệu ở nữ khi vi khuẩn GI lây lan từ hậu môn đến niệu đạo. Ngoài ra, do niệu đạo nữ gần với âm đạo, các bệnh lây truyền qua đường tình dục như herpes, lậu, chlamydia và mycoplasma cũng có thể gây viêm đường niệu đạo.

 Triệu chứng viêm đường tiết niệu cần nhận biết sớm

Tùy theo vị trí và mức độ viêm, triệu chứng có thể không hoàn toàn giống nhau nhưng thường đặc trưng như sau:

– Tiểu rắt, thường xuyên mót tiểu, đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít

– Tiểu buốt, đau rát đường tiểu, cảm giác châm chích. Với viêm niệu đạo thường kèm theo biểu hiện tiểu ngắt quãng, sợ đi tiểu

– Nước tiểu đục, có mùi hôi khó chịu, đôi khi xuất hiện bọt hoặc có màu đỏ hồng do lẫn máu

Nguyên Nhân Viêm Đường Tiết Niệu Là Gì

– Cảm giác đau tức vùng lưng, hông, bụng dưới. Ở nữ giới thường đau vùng trung tâm xương chậu và xung quanh xương mu

– Mệt mỏi, đuối sức

Với trường hợp viêm ngược dòng lên thận (viêm thận, viêm bể thận), thường xuất hiện triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, run rẩy, buồn nôn, nôn mửa,…

 Các phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu

Sẽ khó để viêm đường tiết niệu tự khỏi, mà người bệnh cần được điều trị để tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

Thông thường, người bệnh có thể khỏi sau 2–3 ngày điều trị. Tuy nhiên, đối với những trường hợp phức tạp, chẳng hạn như người ghép tạng hoặc có tiền sử bệnh lý ảnh hưởng đến hệ tiết niệu…, việc chữa trị nhiễm trùng đường tiểu có khả năng kéo dài 7–14 ngày hoặc lâu hơn.

 

Ngoài ra, bác sĩ sẽ đề xuất một hoặc nhiều phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu cho một người dựa trên tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh của người đó.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Hầu hết nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn gây ra nên thuốc kháng sinh là giải pháp thông dụng và hiệu quả nhất trong chữa trị. Với trường hợp nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu dưới, người bệnh có thể nhận thuốc kháng sinh dạng uống. Ngược lại, nếu thận và niệu đạo là khu vực chịu ảnh hưởng, bạn thường được chỉ định kháng sinh dạng tiêm tĩnh mạch.

Ngoài ra, để phòng ngừa nguy cơ kháng kháng sinh, người bệnh lưu ý tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, không được tự ý ngưng thuốc ngay cả khi cảm thấy khỏe hơn. Các dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu có thể biến mất trước khi vi khuẩn gây bệnh được tiêu diệt hoàn toàn.

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính

Trong một số trường hợp, tình trạng nhiễm trùng này có nguy cơ trở thành mạn tính. Nếu bạn bị tái nhiễm 2–3 lần trong một năm, hãy trao đổi với bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp hơn, ví dụ như:

Nguyên Nhân Viêm Đường Tiết Niệu Là Gì

Uống thuốc kháng sinh liều thấp trong thời gian dài nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát

Sử dụng kháng sinh sau khi quan hệ, nếu nguyên nhân gây nhiễm trùng có liên quan đến các bệnh lây qua đường tình dục (STD)

Dùng kháng sinh trong vòng 1–2 ngày mỗi khi triệu chứng viêm đường tiết niệu xuất hiện.

Bệnh viêm đường tiết niệu có thể ghé thăm bất kỳ ai không phân biệt tuổi tác, giới tính, do đó việc tự trang bị những kiến thức hữu ích là vô cùng quan trọng.  Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị để bảo vệ hệ tiết niệu khỏe mạnh. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ đến Bệnh viện phá thai bằng cách truy cập vào khung chat bên dưới để được hỗ trợ.

Trả lời