Chào mừng bạn đến phòng khám phá thai an toàn

Bệnh Trĩ Có Mấy Cấp Độ

Ngày đăng: 04/04/2023 11:50 | 163 Lượt Xem
5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến nhất hiện nay, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, khiến người bệnh trở nên tự ti, rụt rè khi đứng trước bạn tình làm giảm chất lượng cuộc sống hôn nhân. Vậy bệnh trĩ là gì? bệnh trĩ có bao nhiêu cấp độ?, cách phòng tránh bệnh trĩ như thế nào hiệu quả ? Cùng chúng tôi tìm hiểu về loại bệnh này nhé!

Bệnh trĩ là gì?

Là một trong những tình trạng sưng tĩnh mạch phổ biến nhất ở hậu môn và trực tràng. Đây là một bệnh liên quan đến hệ thống mạch máu từ tĩnh mạch, tiểu động mạch và các mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Bệnh trĩ gây tổn thương lên các mạch máu khiến cho tĩnh mạch bị phình to ra gây chảy máu và đau nhức cho người bệnh.

Ngày nay, bệnh trĩ là một bệnh rất phổ biến “10 người thì hết 5 người mắc phải bệnh trĩ”, bệnh trĩ có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng phổ biến nhất là từ 28 – 58 tuổi. 

Bệnh trĩ được chia thành 3 loại phổ biến: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp  Nhưng phổ biến nhất lại là trĩ ngoại và trĩ nội. Nếu bệnh xuất hiện bên trong trực tràng là bệnh trĩ nội còn nếu bệnh xuất hiện bên ngoài trực tràng là bệnh trĩ ngoài.

♦ Trĩ nội: tình trạng búi trĩ xuất hiện ở khoang dưới niêm mạc trên đường lược.

♦ Trĩ ngoại: là tình trạng búi trĩ nằm dưới lớp da đường lược (đường trực tràng và hậu môn).

Bệnh Trĩ Có Mấy Cấp Độ

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ có bao nhiêu cấp độ

Bệnh trĩ nội

Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù bạn mắc bệnh trĩ nào đi chăng nữa cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống của người bệnh.

Bệnh trĩ nội được chia thành 4 mức độ từ thấp đến cao như:

Cấp độ 1: giai đoạn này là giai đoạn nhẹ nhất, các tĩnh mạch sẽ bị giãn, xuất hiện tình trạng chảy máu nhưng còn bên trong trực tràng.

Cấp độ 2: trong giai đoạn này búi trĩ nội sẽ sa ra ngoài (lòi ra ngoài hậu môn). Búi trĩ sa ra ngoài sẽ tự giảm một cách tự nhiên.

Cấp độ 3: trong giai đoạn này búi trĩ dần to lên và sa ra ngoài nhiều hơn. Người bệnh có thể dùng tay cảm nhận được búi trĩ và đẩy vào bên trong.

Cấp độ 4: đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh trĩ nội, búi trĩ to ra sa ra ngoài và không thể chữa khỏi. Búi trĩ lúc này đã không còn tự co vào được nữa và có thể bị thắt nghẹt dẫn đến hoại tử búi trĩ.

 

 

 

 

 

Bệnh Trĩ Có Mấy Cấp Độ

Cấp độ bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ ngoại:

Trĩ ngoại làm ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của người bệnh, người mắc bệnh trĩ ngoại thường dễ có xu hướng bị phù nề, viêm nhiễm gây đau nhức ở vùng hậu môn mỗi khi đi đại tiện. Nếu bệnh trĩ ngoại không được điều trị sớm có thể dẫn đến gây nhiễm trùng huyết.

Bệnh trĩ ngoại cũng được chia thành 4 cấp độ giống như trĩ nội:

Cấp độ 1: Xuất hiện búi trĩ ở hậu môn hay nằm ngoài mép hậu môn

Cấp độ 2: Khi búi trĩ phát triển lớn có thể kèm theo các tĩnh mạch trĩ bao quanh

 

Cấp độ 3: Khi đạt tới kích thước nhất định sẽ gây ra bí tắc hậu môn gây tắc mạch máu và chảy máu.

Cấp độ 4: Đây là thời kỳ nặng nhất của bệnh trĩ ngoại, có thể gây ra bệnh trĩ huyết khối khiến người bệnh đau đớn nghiêm trọng, có khả năng gây viêm nhiễm hậu môn.

Cấp độ bệnh trĩ ngoại

Cấp độ bệnh trĩ ngoại

Những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ là do bị căng dưới áp lực và có thể phồng lên hoặc sưng huyết. Ngoài ra, bệnh trĩ cũng có thể liên quan đến vấn đề lão hóa do thiếu collagen mô vùng hậu môn trực tràng gây giãn mạch máu, mô đệm, dây chằng treo trĩ nhưng nguyên nhân phổ biến lại đến từ thói quen sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

►  Dùng sức rặn khi đi cầu

►  Ngồi quá lâu trên bồn cầu hoặc không có chịu vận động, tập thể dục thường xuyên 

►  Bị táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy

 Mang thai 

►  Chế độ ăn uống không phù hợp: thường xuyên sử dụng các thực phẩm cay nóng, dầu mỡ,… 

 

►  Uống ít nước: việc uống ít nước gây ra tình trạng phân khô, khó đi. Từ đó khiến người bệnh phải dùng sức rặn mạnh để loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

►  Quan hệ tình dục đồng tính bằng lỗ hậu môn cũng là một nguyên nhân khiến cho người bệnh mắc phải bệnh trĩ.

 Tư thế làm việc: Những người thường xuyên phải đứng lâu hay ngồi lâu như nhiều nhân viên văn  phòng, lái xe đường dài,…

 Ăn ít chất xơ, rau củ quả cũng là nguyên nhân khiến cho bạn bị mắc bệnh trĩ cao. 

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Bệnh trĩ gây ra những biến chứng gì?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

Nhiễm khuẩn búi trĩ

Khi búi trĩ bị rách phần da bên ngoài gây ra hiện tượng chảy máu và nhiễm trùng, chất dịch tiết ra ngày càng nhiều khiến cho búi trĩ luôn trong tình trạng ẩm ướt có khả năng cao bị vi khuẩn tấn công và bị nhiễm khuẩn.

   Vùng bị viêm nhiễm tiết nhiều dịch nhầy, gây chảy máu khi cọ sát với quần áo.

    Vùng hậu môn có tình trạng lở loét

    Cảm giác đau, ngứa, sưng đỏ ở hậu môn

    Tình trạng bị viêm nhiễm nặng sẽ khiến cho người bệnh bị sốt, mệt mỏi, khó chịu

Nhiễm khuẩn búi trĩ

Nhiễm khuẩn búi trĩ

Sa nghẹt hậu môn

Khi búi trĩ có kích thước lớn bị chèn ép và làm tắc ống hậu môn sẽ khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn mỗi khi đi đại tiện. Làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành của các chức năng khác trong cơ thể gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh.

Bạn có thể quan sát được bằng mắt thường khi ở trong tình trạng sa nghẹt búi trĩ. Có hiện tượng tắc lỗ hậu môn, phù nề, sưng. Lúc này búi trĩ không mềm và gồ ghề, có cảm giác như có từng cục ở bên trong và máu bị ứ đọng và đông lại bên trong thành cục. Bên trong hậu môn có xuất hiện tình trạng lở loét, viêm nhiễm và có thể gây ra các biến chứng nặng hơn. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiễm trùng nặng và lở loét hậu môn

Sa nghẹt hậu môn

Sa nghẹt hậu môn

Tắc mạch trĩ

Đây là hiện tượng mạch máu bị chèn ép gây tắc nghẽn tạo thành cục máu đông và làm tắc nghẽn mạch máu của búi trĩ. Nếu để tình trạng này quá lâu, búi trĩ không được lưu thông máu để nuôi dưỡng sẽ gây ra nhiễm khuẩn, hoại tử búi trĩ.

•  Búi trĩ bị sưng căng, đau rát

 Thành trực tràng bị nổi cục, khi sờ có cảm giác có vật lạ chứa bên trong

 Xuất hiện các khối sưng to có kích thước bằng hạt đậu hoặc lớn hơn

 Bị cộm khi ngồi và gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Tắc mạch trĩ

Tắc mạch trĩ

Nhiễm trùng máu

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ. Nếu không được chữa trị sớm sẽ gây lở loét, nhiễm khuẩn nặng và đây cũng là cơ hội tốt để vi khuẩn tấn công vào trong máu. Nhiễm trùng máu có thể gây đe dọa đến tính mạng vì vậy người bệnh cần phải điều trị sớm để đảm bảo được sức khỏe của mình.

Nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu

Ung thư trực tràng

Đây được xem là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ do búi trĩ bị viêm nhiễm lâu ngày khiến cho vi khuẩn có cơ hội ăn sâu vào bên trong trực tràng dẫn đến hình thành các khối ung thư đại trực tràng, ung thư ruột kết.

Bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu, xanh xao

⇒ Tình trạng táo bón kéo dài gây khó khăn khi đi đại tiện.

⇒ Thường xuyên đau bụng và đi đại tiện ra máu, có thể phun thành tia.

⇒ Phân nhỏ bị vón cục và có màu đen

⇒ Đau thắt dạ dày và bụng dưới.

⇒ Sụt cân nghiêm trọng

Ung thư thực tràng

Ung thư thực tràng

Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả

yes Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ để tốt cho hệ tiêu hóa

yes Có chế độ ăn uống lành mạnh: ăn nhiều chất xơ, rau củ, trái cây, uống nhiều nước (uống đủ 2L nước mỗi ngày). Hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, dầu mỡ,…

yes Thay đổi tư thế ngồi, thường xuyên vận động đi lại, không ngồi nhà vệ sinh quá lâu

Cách phòng ngừa bệnh trĩ

Cách phòng ngừa bệnh trĩ

Như vậy bạn cũng đã biết được bệnh trĩ là gì? bệnh trĩ có mấy cấp độ, nguyên nhân gây ra bệnh trĩ cũng như biết được cách phòng bệnh trĩ như thế nào đem lại hiệu quả cao rồi đấy.

Liên hệ ngay với chúng tôi khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của bệnh để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất qua khung Chat bên dưới này nhé.

 

Trả lời