Chào mừng bạn đến phòng khám phá thai an toàn

Bệnh Trĩ Có Tự Khỏi Không?

Ngày đăng: 12/05/2023 14:41 | 119 Lượt Xem
5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh trĩ là một trong những bệnh phổ biến nhất hiện nay. Bệnh trĩ có tự khỏi không? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bởi trước tỷ lệ ngày càng gia tăng của bệnh ngày càng nhiều và đặc biệt hơn đây lại là căn bệnh ở vùng tế nhị nhất của con người nên việc người bệnh đi khám thường bị hạn chế vì tâm lý e ngại, xấu hổ. Vậy bệnh trĩ có tự khỏi không bệnh trĩ có bao nhiêu cấp độ, cùng tìm hiểu với chúng tôi về căn bệnh nhạy cảm này nhé.

Khái quát về bệnh trĩ

Trĩ là căn bệnh của giãn tĩnh mạch ở vùng hậu môn, trực tràng do các đám rối ở vùng này bị giãn quá mức và lâu dần sẽ hình thành bệnh trĩ ở hậu môn.  Ngoài ra, do áp lực lớn khiến cho các tĩnh mạch trở nên căng phồng dẫn đến chèn ép cá mô xung quanh hậu môn gây ra hiện tượng xung huyết, chảy máu và hình thành búi trĩ. 

Bệnh trĩ thường được chia ra làm 3 loại phổ biến: Trị ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp. Trong đó trĩ ngoại và trĩ nội có tỷ lệ mắc bệnh cao và phổ biến nhất hiện nay. Để phân biệt được trĩ ngoại và trĩ nội, người bệnh có thể phân biệt bằng cách.

 

Trĩ nội: là búi trĩ xuất hiện ở khoang dưới niêm mạc nằm trên đường lược, thường chảy máu khi đi đại tiện, chảy thành từng giọt hoặc bắn thành tia máu đỏ tươi như cắt tiết canh gà, bị sưng hậu môn, tiết dịch nhầy.

Trĩ ngoại: là tình trạng búi trĩ nằm bên dưới lớp da đường lược, thường gây ra cảm giác  khó chịu, ngứa ngáy, đau rát, có búi trĩ lòi ra bên ngoài, có hiện tượng chảy máu khi sử dụng giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt nhưng không bắn thành tia như trĩ nội.

Bệnh Trĩ Có Tự Khỏi Không?

Khái niệm về bệnh trĩ

Bệnh trĩ có bao nhiêu cấp độ

Bệnh trĩ (nội và ngoại) thường được chia ra làm 4 cấp độ từ nhẹ đến nặng.

►   Đối với trĩ nội:

→    Cấp độ 1: Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành búi trĩ ở bên trong hậu môn của người bệnh. Thường không có triệu chứng hoặc có những triệu chứng không rõ rệt, lúc này cơ thể vẫn đang rất khỏe mạnh. Đôi khi người bệnh sẽ có hiện tượng ra máu khi đi đại tiện hoặc ngứa nhẹ.

→    Cấp độ 2: Lúc này búi trĩ đã có dấu hiệu nặng hơn và bắt đầu chảy máu nhiều hơn đi kèm với đó là hiện tượng đau rát, ngứa ngáy ở hậu môn.

→    Cấp độ 3: đây là giai đoạn trở nặng của bệnh trĩ nội, tình trạng máu chảy ngày càng nhiều, người bệnh luôn có cảm giác đau nhức, khó khăn mỗi khi ngồi hoặc không đi đại tiện vẫn bị đau. Lúc này kích thước búi trĩ đã bắt đầu to dần và không thể tự thụt lại vào bên trong được nữa. Buộc người bệnh phải dùng tay đẩy vào.

→    Cấp độ 4: Là giai đoạn nặng nhất, người bệnh luôn có cảm giác đau nhức, khó chịu, chảy máu bất cứ lúc nào. Lúc này, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với các loại bệnh khác do bệnh trĩ gây ra như nhiễm trùng búi trĩ, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, hoại tử búi trĩ hay nặng hơn là ung thư trực tràng.

Bệnh Trĩ Có Tự Khỏi Không?

Bệnh trĩ có bao nhiêu cấp độ

►   Đối với trĩ ngoại:

Bệnh trĩ ngoại cũng chia thành 4 cấp độ giống như bệnh trĩ nội

→    Cấp độ 1: giống với trĩ nội là giai đoạn đầu tiên của bệnh. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác đau và bị cộm ở dưới hậu môn khi ngồi kèm theo một ít máu khi đi đại tiện.

→    Cấp độ 2: lúc này bệnh đã có tiến triển nặng hơn gây ra đau rát, khó chịu, chảy máu thường xuyên khi đi đại tiện. 

→    Cấp độ 3: tới giai đoạn này, búi trĩ đã phát triển to hơn và sa ra ngoài và làm tắc nghẽn hậu môn. Thường xuyên chảy máu khi đi đại tiện hoặc bị cọ sát vào quần.

→    Cấp độ 4: Đây là giai đoạn nặng nhất, búi trĩ đã hoàn toàn bị sa ra ngoài hậu môn gây đau đớn cho người bệnh. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

Bệnh Trĩ Có Tự Khỏi Không?

Bệnh trĩ có bao nhiêu cấp độ

Bệnh trĩ có tự khỏi được không?

Nhiều người thắc mắc bệnh trĩ có tự khỏi được không? thì câu trả lời là “Không”. Theo như các chuyên gia sức khỏe cho biết hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu cho thấy bệnh trĩ có thể tự khỏi mà không cần chữa trị. Trên thực tế, bệnh trĩ sẽ không thể tự khỏi nếu người bệnh không nhờ sự can thiệp điều trị nào. Nếu không được điều trị dứt điểm hoặc điều trị sai cách sẽ khiến cho bệnh càng trở nặng hơn, gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.

 

Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả, người bệnh cần áp dụng theo những phương pháp dưới đây:

♦   Uống nhiều nước: Nên uống nhiều nước trong ngày ít nhất từ 2L nước. Nước giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp cho phân được mềm hơn. Từ đó, đi đại tiện cũng sẽ dễ dàng.

♦   Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: nên có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học kết với với các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như rau, củ quả, trái cây, các loại ngũ cốc như lúa mì, yến mạch, ngô,… giúp làm mềm phân. 

♦   Tập thể dục thường xuyên. Duy trì vận động mỗi ngày để giúp ngăn ngừa bệnh táo bón, tăng cường sức khỏe và giảm áp lực lên các tĩnh mạch. Không nên đứng, ngồi lâu tại một chỗ sẽ khiến cho bệnh trĩ có cơ hội phát triển và trở nặng.

♦   Đi đại tiện không nên ngồi lâu trong nhà vệ sinh để chơi game, nghe nhạc, lướt mạng xã hội,… điều này vô tình làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.

♦   Không nên rặn mạnh khi đi đại tiện vì rặn mạnh sẽ tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn, làm cho búi trĩ phình to và dễ gây chảy máu.

♦   Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh trĩ để mang lại hiệu quả trong trong quá trình điều trị.

Bệnh Trĩ Có Tự Khỏi Không?

Cách phòng ngừa bệnh trĩ

Hy vọng, bài viết này sẽ mang đến cho bạn đọc thật nhiều kiến thức bổ ích và từ đó có thể điều trị dứt điểm để tránh những biến nguy hiểm xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Liên hệ với chúng tôi ngay nếu đang gặp phải vấn đề trên để được tư vấn và đặt lịch hẹn thăm khám miễn phí!

 

Trả lời