Chào mừng bạn đến phòng khám phá thai an toàn

Táo bón không điều trị có bị trĩ không

Ngày đăng: 06/04/2023 16:37 | 189 Lượt Xem
5/5 - (1 bình chọn)

Táo bón kéo dài khiến cho người bệnh gặp không ít khó khăn mỗi khi đi vệ sinh và phải mất một khoảng thời gian để có thể đưa đẩy phân ra khỏi cơ thể. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu dẫn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sinh hoạt của người bệnh. Để trả lời chính xác cho câu hỏi này cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh táo bón này có liên quan gì tới bệnh trĩ không và bệnh trĩ có bao nhiêu cấp độ nhé!

Táo bón kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Với câu hỏi táo bón không điều trị có bị trĩ không? thì xin thưa với quý vị rằng là "CÓ", táo bón là một trong những nguyên nhân lớn gây ra cho người bệnh mắc bệnh trĩ. 

Táo bón

Táo bón

Táo bón kéo dài gây bệnh trĩ: 

Người bệnh khi mắc phải táo bón thường sẽ khó đi đại tiện, phải dùng sức rặn lớn để đưa phân ra khỏi cơ thể điều này làm cho các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng bị giãn ra đồng nghĩa với việc hình thành các búi trĩ, khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa, khó chịu mỗi khi đi vệ sinh. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể sẽ làm tổn thương búi trĩ và gây nhiễm trùng.

Gây nứt hậu môn: 

Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây nứt hậu môn làm chảy máu khi đi đại tiện, Lúc đi sẽ có hiện tượng máu nhỏ giọt hoặc bắn thành tia có màu đỏ tươi. 

Gây ứ đọng phân: Việc người bệnh không thể tống được phân ra ngoài sẽ gây tình trạng tích tụ trong ruột thành những khối phân lớn và tắc nghẽn mạch máu. Làm cho người bệnh có cảm giác chướng bụng, ăn không ngon, khó chịu hay buồn nôn, nhức đầu,…

Sa trực tràng kéo dài: 

Việc giữ thói quen rặn khi đi đại tiện cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sa trực tràng với các triệu chứng như ngứa, rò rỉ phân, máu tươi lẫn trong phân hoặc đau nhức vùng hậu môn. 

 

Táo bón đè nén trực tràng

Tình trạng táo bón đồng nghĩa với việc phân của người bệnh sẽ có hiện tượng khô, cứng gây khó đi trong những lần đi đại tiện do đè nén trực tiếp lên trực tràng khiến cho tĩnh mạch dưới niêm mạc trực tràng chịu áp lực lớn và làm cản trở việc lưu thông máu. Với các tĩnh mạch ở trên trực tràng và nhiều nhánh khác, máu sẽ dễ bị hồi đọng từ đó tạo thành các búi trĩ ở vùng hậu môn.

Khi đi đại tiện người bệnh phải bỏ ra nhiều giờ để tống phân ra khỏi cơ thể và phải dùng sức lặn lớn do đó làm tăng áp suất trong bụng, trực tràng và hậu môn bị đè xuống gây cản trở máu lưu thông đến tĩnh mạch và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sắp xếp các huyết quản trên trực tràng. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ là điều kiện thuận lợi để tạo thành các búi trĩ.

Tình trạng trĩ càng làm tăng táo bón

Bệnh trĩ có thể gây khó chịu, đau nhức cho người bệnh mỗi khi đi vệ sinh. Khiến cho người bệnh cảm thấy sợ hãi và nhịn đi vệ sinh hơn. Điều này khiến cho phân lưu lại trong ruột lâu hơn bình thường và khiến bệnh táo bón càng trở nên nặng hơn.

Hậu môn bị hẹp lại khiến cho phân khó thoát ra ngoài là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón. 

Táo bón

Bị táo bón

Bệnh trĩ có bao nhiêu cấp độ

Bệnh trĩ được chia ra thành 2 loại:

►       Trĩ nội: là tình trạng búi trĩ xuất hiện trên đường lược (hậu môn, trực tràng) thì gọi là trĩ nội.

►       Trĩ ngoại: là tình trạng búi trĩ nằm dưới đường lược (hậu môn, trực tràng) thì được gọi là trĩ ngoại. 

Bệnh trĩ được chia thành nhiều cấp độ từ nhẹ tới nặng, điển hình là có 4 cấp độ

♦     Cấp độ 1: Các búi trĩ nằm hoàn toàn bên trong ống hậu môn.

♦     Cấp độ 2: Khi đi đại tiện búi trĩ sẽ thập thò hay có hiện tượng lòi ra ngoài và sẽ tự động thụt vào trong khi đứng dậy.

♦     Cấp độ 3: Mỗi khi ngồi xổm, làm việc nặng hoặc đi cầu nhiều sẽ khiến búi trĩ sa ra ngoài. Ở giai đoạn này bạn có thể cảm nhận được búi trĩ và có thể dùng tay để đẩy trĩ thụt vào trong.

♦     Cấp độ 4: Búi trĩ xuất hiện bên ngoài ống hậu môn

Bệnh trĩ có bao nhiêu cấp độ

Bệnh trĩ có bao nhiêu cấp độ

Hướng dẫn điều trị táo bón hiệu quả 

Một trong số phương pháp giúp điều trị bệnh táo bón hiệu quả 

Thói quen sinh hoạt lành mạnh

Bạn cần thực hiện một lối sống khoa học để giúp cho hệ tiêu hóa được hoạt động dễ dàng và đạt hiệu quả cao như 

 

⇒     Xây dựng thói quen ăn uống khoa học, bổ sung các chất xơ trong bữa mỗi bữa ăn, tăng cường ăn sữa chua để tăng cường lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa.

⇒    Uống đủ nước mỗi ngày (ít nhất 2L) để tránh tình trạng phân khô gây ra táo bón, đồng thời nước còn giúp bạn làm chậm quá trình lão hóa của da làm tăng khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Tránh ăn những thực phẩm dễ gây táo bón và sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu,…

⇒    Thường xuyên tập thể dục, vận động là phương pháp hiệu quả cao giúp bạn cải thiện được tình trạng táo bón. Lưu ý không chọn những môn có cường độ tập luyện nặng hoặc thói quen ngồi lâu tại một chỗ. 

⇒    Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ và đều đặn mỗi ngày. Không nên ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.

Điều trị táo bón theo nguyên nhân

Nếu đã áp dụng lối sống lành mạnh, khoa học nhưng tình trạng táo bón vẫn không đạt hiệu quả thì bạn nên đến các địa điểm bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế lớn uy tín để thăm khám, chẩn đoán bệnh để các bác sĩ có thể đưa ra liệu trình phù hợp cho từng trường hợp.

Trong bài viết này chúng tôi đã trả lời rõ cho câu hỏi "Táo bón không điều trị có bị trĩ không?" và bệnh trĩ có bao nhiêu cấp độ?, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích và giúp bạn chọn lựa được phương pháp điều trị phù hợp mang lại cuộc sống vui vẻ, chất lượng. 

Liên hệ ngay với chúng tôi khi có các triệu chứng để được tư vấn và đặt lịch hẹn miễn phí.

 

Trả lời