Quan hệ tình dục không an toàn là một trong những nguyên nhân dẫn đến mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Việc tiến hành thực hiện các loại xét nghiệm cần thiết sẽ giúp cho bạn biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe bản thân, phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, đâu là thời điểm thích hợp để xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục chính xác nhất?? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra được đáp án cho bản thân.
Quan Hệ Tình Dục Không An Toàn Bao Lâu Thì Nên Xét Nghiệm?
Với những đối tượng quan hệ tình dục không an toàn rất dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Điều này không chỉ khiến cho sức khỏe người bệnh bị giảm sút, tâm lý bị ảnh hưởng, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Việc xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục lúc này là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, người bệnh cần phải lựa chọn đúng thời điểm thích hợp để thực hiện các loại xét nghiệm chẩn đoán bệnh lây qua đường tình dục.
Quan Hệ Tình Dục Không An Toàn Bao Lâu Thì Nên Xét Nghiệm?
Theo như Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo, mọi người nên tiến hành xét nghiệm chẩn đoán bệnh lây qua đường tình dục sau khi có quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình (những đối tượng không phải vợ/chồng, tình một đêm hoặc bạn tình không rõ tiền sử tình dục). Thông thường, sau khi quan hệ tình dục 1 tháng thì nên đi xét nghiệm hoặc có thể dựa vào khoảng thời gian dưới đây để tiến hành xét nghiệm chẩn đoán bệnh lây qua đường tình dục theo như khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh bệnh Hoa Kỳ:
→ Lậu và Chlamydia: 1 tuần hoặc 1 tháng sau khi quan hệ tình dục.
→ Giang mai: 1 tháng sau khi quan hệ tình dục và nên xét nghiệm lại sau 3 tháng nếu có kết quả âm tính.
→ HPV: khoảng 3 tuần đến và tháng sau khi quan hệ.
→ HSV: khoảng vài ngày (nếu xét nghiệm dịch tiết) hoặc vài tháng sau khi quan hệ (nếu xét nghiệm kháng thể trong máu).
→ HIV: khoảng 2 tuần sau khi quan hệ và nên xét nghiệm lại sau 3 tháng nếu kết quả âm tính.
→ Viêm gan B: khoảng 3 – 6 tuần sau khi quan hệ.
→ Viêm gan C: khoảng 2 tháng sau khi quan hệ và nên xét nghiệm lại sau 6 tháng nếu có kết quả âm tính.
Trong trường hợp, khi phát hiện bản thân có những triệu chứng bất thường hoặc lo lắng quá mức thì nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ khám, dựa ra tình trạng sức khỏe của bạn mà đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp. Tránh để lâu, kéo dài khiến cho tâm lý trở nên căng thẳng, mệt mỏi, có thể gây các rối loạn về sức khỏe tâm thần khác.
Mọi thắc mắc xin vui lòng nhấp vào khung chat bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp qua SĐT 028 73071888 để được đội ngũ bác sĩ liên hệ hỗ trợ, tư vấn miễn phí
-
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Những đối tượng cần đi làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh lây qua đường tình dục
Không chỉ những người có quan hệ tình dục không an toàn trước đó đi làm xét nghiệm chẩn đoán mà một số đối tượng dưới đây cũng nên đi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh lây qua đường tình dục ít nhất một lần trong đời như:
♦ Người từ 13 – 64 tuổi: nên tầm soát HIV ít nhất 1 lần trong đời.
♦ Phụ nữ dưới 25 tuổi đã quan hệ tình dục: nên làm xét nghiệm tầm soát Chlamydia và lậu mỗi năm nếu có các yếu tố nguy cơ bao gồm có nhiều bạn tình, có bạn tình mới hoặc bạn tình mắc bệnh.
♦ Phụ nữ trên 25 tuổi đã quan hệ tình dục: tầm soát lậu và Chlamydia mỗi năm.
♦ Phụ nữ mang thai: tầm soát HIV, giang mai, viêm gan C, viêm gan B nếu có các yếu tố nguy cơ thì nên tầm soát thêm lậu và Chlamydia.
Mọi thắc mắc xin vui lòng nhấp vào khung chat bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp qua SĐT 028 73071888 để được đội ngũ bác sĩ liên hệ hỗ trợ, tư vấn miễn phí
-
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
♦ Những đối tượng đồng giới, lưỡng tính và chuyển giới: tầm soát HIV từ 3 – 6 tháng/lần, tầm soát lậu, Chlamydia, giang mai hằng năm hoặc 3 – 6 tháng nếu có các yếu tố nguy cơ như có người tình mới, nhiều bạn tình, tình một đêm, tầm soát viêm gan C hằng năm nếu đang bị HIV.
♦ Bất kỳ ai có quan hệ tình dục hoặc tình dục không an toàn đều có thể thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục ít nhất một lần/năm.
♦ Người quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hậu môn cũng nên thực hiện xét nghiệm, kiểm tra họng và hậu môn.
Những đối tượng nên đi xét nghiệm chấn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)
Tùy vào mỗi bệnh mà sẽ có triệu chứng khác nhau, dưới đây là một số dấu hiệu của STD điển hình:
⇒ Đau, ngứa rát, kích ứng, sưng tấy ở dương vật, âm hộ, âm đạo hoặc hậu môn.
⇒ Tiết dịch bất thường ở âm đạo hoặc dương vật.
⇒ Luôn có cảm giác đau rát khi đi tiểu hoặc tiểu lắt nhắt nhiều lần.
⇒ Xuất hiện các vết loét hoặc nổi trên vùng sinh dục, mông, đùi, bẹn.
⇒ Có triệu chứng giống như cảm, sốt, đau nhức cơ thể, các tuyến bạch huyết sưng tấy đỏ, cảm giác mệt mỏi.
Kết luận: Khi cơ thể có những dấu hiệu, triệu chứng bất thường sau khi quan hệ tình dục không an toàn, bạn nên đi xét nghiệm chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục ngay lập tức. Mặt khác, bạn cũng nên đi xét nghiệm định kỳ ít nhất 1 lần/năm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình, nhằm biết được tình trạng sức khỏe bản thân cũng như phòng ngừa tốt các bệnh lây truyền qua đường tình dục không an toàn.
Mọi thắc mắc xin vui lòng nhấp vào khung chat bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp qua SĐT 028 73071888 để được đội ngũ bác sĩ liên hệ hỗ trợ, tư vấn miễn phí
-
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.